Bộ lá cây trồng nói chung, đặc biệt là bộ lá sầu riêng rất quan trọng do đặc điểm thực vật học là sầu riêng ra trái ở trên cành, nên mọi thành quả từ năng suất, chất lượng vườn sầu riêng do bộ lá quyết định.
Thêm nữa, thời gian phát triển một đợt đọt sầu riêng kéo dài từ 55 - 60 ngày, dài hơn các cây ăn trái khác rất nhiều. Chính vì vậy, hiện tượng cháy lá sầu riêng sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn mang trái có thể ảnh hưởng đến năng suất vườn cây và chất lượng trái.
Hiện tượng thường thấy nhất là ở những lá già xuất hiện khô phần đuôi lá, đến khi cây mang trái thì lá bị cháy khô hơn một nửa lá. Những cây bị nặng có thể cháy gần hết cả lá và lá sẽ rụng do không có khả năng quang hợp.
Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới phần ngọn bị trơ cành, còi cọc, trái non rụng nhiều và cây phát triển kém. Khi gặp hiện tượng này, nhiều nhà vườn hoang mang và khó khăn trong việc tìm cách xử lý.
Theo các nhà chuyên môn, cháy lá ở sầu riêng có nhiều nguyên nhân gây ra. Nguyên nhân trước tiên là bộ rễ sầu riêng kém phát triển ở điều kiện nhiệt độ cao, rễ không kịp hút nước để cung cấp cho quá trình thoát hơi nước của lá, làm cho lá bị cháy.
Nguyên nhân thứ 2 là đất nghèo hữu cơ, độ pH thấp, khả năng giữ nước kém. Nguyên nhân thứ 3 là cây dễ bị nhiễm bệnh do nấm Rhizoctonia solani tấn công vào thời điểm những cơn mưa đầu mùa.
Nguyên nhân thứ 4 là sử đụng phân bón lá có hàm lượng đạm cao, không cân đối sẽ làm mỏng lá do lá có xu hướng hút nước nhiều hơn.
Nguyên nhân thứ 5 là do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc khi nhiệt độ cao và độ ẩm thấp cũng có thể gây ra tình trạng này, thông thường lá sẽ bị cháy ở hướng đông trước.
Nguyên nhân thứ 6 là cây bị “stress” trong giai đoạn hãm nước làm bông đối với sầu riêng, đến khi bông được 30 đến 40 ngày thì mới có biểu hiện trên lá nhưng thực chất cây đã bị từ giai đoạn mắt cua (thời kỳ cây sầu riêng phân hóa mầm hoa ở đoạn mắt cua của cây).
Về giải pháp khắc phục tình trạng trái lá sầu riêng, nông dân nên chọn và sử dụng phân bón lá có hàm lượng dinh dưỡng cân đối hợp lý, có khả năng hấp thu tốt.
Chẳng hạn chọn các dòng sản phẩm phân bón Hakaphos 18-18-18+TE và Fetrilon Combi của Công ty Behn Meyer Agricare Việt Nam để cung cấp dinh dưỡng đa, trung, vi lượng qua lá, giúp lá dày và xanh hơn.
Đồng thời, nông dân cần bổ sung thêm kali ở dạng dễ hấp thu để cân bằng lại quá trình hút và thoát nước bằng sản phẩm Nitrophoska Perfect 15-5-20+ 2MgO+8S+TE. Đối với cây sầu riêng đang trong giai đoạn nuôi bông và sau đậu trái từ 25 - 30 ngày, nên sử dụng Nitrophoska Green 15-15-15+2S để cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng cho cây và lá, giúp trái tròn đều.
Những vườn sầu riêng sau thu hoạch, cần bổ sung lượng phân hữu cơ Fertiganic 65OM+3-2-2 để cải tạo cấu trúc đất, giúp đất cân bằng pH, nâng EC, giúp cho bộ rễ phát triển mạnh để cung cấp dinh dưỡng và nước cho cây tốt hơn. Phun thuốc khi thấy cây vừa chớm bệnh bằng các loại thuốc được cho phép trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật.